Broker là gì? Ngành nghề phổ biến trong tương lai? Vai trò của Broker là gì?

Trong giới giao dịch tài chính broker được hiểu là các sàn giao dịch tài chính, là các nhà mối giới tiếp cận đến sản phẩm hay tài sản tài chính chính cấp nào đó.

Trong phạm vi bài viết phân tích về Broker này, chúng tôi chỉ đưa ra góc nhìn, định nghĩa, phân tích về Broker như một nhà hoạt động giao dịch cá nhân, người hoạt động giao dịch môi giới sản phẩm tài chính độc lập, hoặc vai trò của những nhân sự Broker ở một sàn giao dịch, hay một nền tảng giao dịch tài chính nhất định.

1. Broker là gì?

Từ “Broker” có nguồn gốc từ tiếng Pháp “Brourur”, nghĩa là những nhà giao dịch mua bán cấp độ cá nhân.

Một nhà môi giới giao dịch làm việc như cá nhân/hoặc đại diện cho một tổ chức để giúp tiếp cận gần hơn đến với khách hàng những sản phẩm tài chính đầu tư, tài chính giao dịch và sau đó được chia lại với một số tiền hoa hồng nhất định từ các nền tảng.

Xem thêm: sàn forex uy tín

2. Hoa hồng của Broker là gì?

Hoa hồng được trao cho một nhà môi giới bán hàng không cố định. Nó thay đổi tùy thuộc vào hàng hóa/sản phẩm được bán hay dựa trên hiệu quả của nhà môi giới bán hàng trong việc thực hiện bán hàng và tổng lợi nhuận mà người bán tạo ra.

3. Vai trò của Broker là gì?

Một cá nhân/nhân sự môi giới giao dịch hoạt động như một trung gian giữa người bán và người mua. Vai trò của một người môi giới Broker là thực hiện nghiên cứu thị trường và tập hợp người bán và người mua.

Nó có thể đại diện cho một bên như người bán hoặc người mua cùng một lúc và không phải cả hai bên cùng một lúc. Vai trò của nhà môi giới Broker trở nên khá quan trọng khi nói đến việc bán các công cụ tài chính.

Họ là những người kết nối khách hàng có nhu cầu phát sinh dịch chuyển sang các công cụ, nền tảng tài chính đáp ứng được tiêu chí của họ.

4. Các tên gọi nghề nghiệp phổ biến Broker hiện nay

  • Broker Sale: Thường hoạt động fulltime trong sàn họ là những người trực tiếp để tiếp cận khách hàng mới, hoạt động dựa trên sự quản lí của các sàn giao dịch
  • Introducing Broker: Hay được gọi là IB, nở rộ thị trường Việt Nam và gán liền với các dự án tiền điện tử mới nổi
  • Mentor Broker: Những chuyên gia phân tích về tài sản tài chính, họ có khả năng về phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản
  • Business development Broker: Người phát triển kinh doanh cho sàn tiếp cận nhiều hơn đến các hệ thống khách hàng lớn
  • Broker representative: Đại diện Broker của sàn người thường kết nối dạng B2B, các đối tác với nhau để đạt được hiệu quả dung lượng giao dịch và kết nối sản phẩm cao nhất
Vai trò Broker được coi là rất quan trọng ở các mô hình giao dịch 

5. Broker cần những kỹ năng gì để “sinh tồn”?

Nhóm Sale Broker đại diện sàn giao dịch

Đây là nhóm các nhân sự của các sàn giao dịch tài chính, hoặc được tuyển dụng nhằm mục đích tiếp cận sản phẩm của sàn giao dịch đến thị trường.

Tìm kiếm và kết nối các người dùng mong muốn nắm bắt cơ hội giao dịch tạo ra lợi nhuận trên sàn giao dịch.

Họ ngoài là đại diện phát triển tăng triển kinh doanh cho sàn còn là những người rất hiểu rõ về các sản phẩm tài chính, các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực

Lộ trình trở thành một Broker chuyên nghiệp cho một sàn tài chính(Forex, crypto, Binary, Block option…)

Ngoài các hoạt động như một nhân sự trong một công ty, để trở nên là một nhà môi giới sàn(Broker Sales  chuyên nghiệp) học cần các yếu tố sau:

Nhóm kỹ năng phân tích sản phẩm và đối thủ

  • Hiểu rõ về sản phẩm dịch vụ của sàn
  • Hiểu rõ cách thức, đòn bẩy, khớp lệnh
  • Hiểu rõ vị thế của sàn giao dịch trên thị trường các sàn giao dịch tài chính

Nhóm kỹ năng Pre-sale(tiếp cận khách hàng lĩnh vực tài chính)

Đối với hoạt động tài chính, một Sale broker khó có thể “bắt ép” người thân hay khách hàng ngay lập tức thực hiện hành động mua hàng, Giai đoạn presale trong lĩnh vực tài chính là giai đoạn quyết định rất lớn đến doanh số của Broker, Vồ vập quá cũng bị đánh giá là “đa cấp”, chậm rãi quá thì tụt mất khách hàng người dùng tiềm năng.

Giai đoạn presale trong lĩnh vực tài chính đầu tư là Giáo dục về sự tồn tài của thế giới tài chính giao dịch và Giáo dục quản trị tài chính cá nhân là yếu tố hết sức quan trọng để một khách hàng/người dùng tin tưởng vào việc nên rót dòng tiền vào ngành tài chính giao dịch. Vậy các nhóm kỹ năng cần thiết để pre-Sale được hiệu quả là gì?

  • Hiểu rõ cơ chế vận hành của tiền tệ, của thặng dư kinh tế
  • Hiểu rõ các kênh đầu tư khác của khách hàng để nắm bắt tâm lí đầu tư, đưa ra chuyển đổi dịch chuyển ngành đầu tư khi họ gặp nhiều rắc rối ở lĩnh vực khác
  • Hiểu rõ các tài sản giao dịch của sàn, các yếu tố ảnh hưởng lên thị giá của sàn theo từng giai đoạn
Một nhân sự Broker cần những kỹ năng gì để thành công?

Nhóm kỹ năng After-Sale(trong lĩnh vực tài chính)

After-sale là một giai đoạn đặc thù riêng biệt trong ngành tài chính giao dịch, vì các hoạt động của người dùng/khách hàng liên quan trực tiếp đến lợi ích của Broker và khách hàng, nên đối với lĩnh vực tài chính giao dịch hoạt động này ngoài chuỗi kỹ năng hậu bán hàng truyền thống, còn là các kỹ năng chuyên biệt như sau:

  • Kỹ năng đưa khuyến nghị, nhận định theo ngắn hạn trung hạn, dài hạn
  • Xử lý khủng hoảng danh mục đầu tư
  • Kỹ năng Quản lý vốn khách hàng và danh mục đầu tư
  • Kỹ năng kiểm soát cảm xúc khách hàng
  • Kỹ năng đưa ra phân tích kỹ thuật trong trung hạn, dài hạn
  • Kỹ năng thiết kế chiến lược giao dịch cho từng phân khúc khách hàng.

Nhóm Mentor/ Vlog Broker

Đây là nhóm các nhà giao dịch khá thích sự tự do, họ có khả năng quản trị danh mục đầu tư, có khả năng phân tích thị trường tài chính và đưa ra khuyến nghị khiến một tệp người dùng tin tưởng, chấp nhận được rủi ro và sẵn sàng đón nhận các cơ hội lợi nhuận.

Lộ trình trở thành một Broker độc lập:

  • Hiểu rõ về các Phân tích cơ bản của tài sản tài chính
  • Hiểu rõ về các Phân tích nến hiệu quả cho từng sản phẩm tài chính
  • Quản trị danh mục khách hàng, quản trị được cộng đồng tín nhiệm (Có những Mentor Broker đạt tín nhiệm một cộng đồng người dùng 100 – 2000 người)
  • Quản trị lòng tham, và quản trị nắm bắt cơ hội
  • Tạo thương hiệu cá nhân về những kiến thức tài chính đầy đủ và bao quát các lĩnh vực  liên quan đến tài chính

Lời kết

Trên đây là những thông tin cơ bản về Broker và những đặc thù vai trò của họ trong lĩnh vực tài chính, chúng tôi hi vọng mang lại cái nhìn sâu sắc cho quý bạn đọc, để nắm bắt được các cơ hội nghề nghiệp khi mà nền tảng công nghệ đã chi phối rất nhiều đặc thù mô hình kinh doanh ở thời đại này. Chúc các bạn thành công.