Trang chủ Du lịch Gợi ý mẹo săn vé máy bay giá rẻ Đồng Hới đi...

Gợi ý mẹo săn vé máy bay giá rẻ Đồng Hới đi Hà Nội của Jetstar. Check in top 15 địa điểm du lịch Hà Nội đẹp nhất 2022

Hãy cùng săn vé máy bay giá rẻ đi Hà Nội khuyến mãi tại đây để có một chuyến du lịch tiết kiệm và thú vị tại vùng đất xinh đẹp này nhé. Bạn đang muốn biết về giá vé máy bay đi Đồng Hới đi Hà Nội bao nhiêu tiền? Tần suất chặng bay ra sao? Hãng nào khai thác? Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn cái nhìn đầy đủ chi tiết nhất về chặng bay này qua bài viết dưới đây.

1. Một số thông tin cần biết về vé máy bay JetStar từ Đồng Hới đi Hà Nội

Thông tin về sân bay:

Sân bay Đồng Hới thuộc xã Lộc Ninh, Quảng Bình là một sân bay lâu đời được xây dựng từ những năm 30 của thế kỷ 20 dưới sự thiết kế của Pháp, tới nay cùng với sự phát triển về cơ sở hạ tầng tiên tiến, sân bay Đồng Hới đã là một điểm đến thú hút lượng lớn khách du lịch.

Sân bay Nội Bài – Hà Nội mỗi ngày đón nhận một lượng khách nội địa và quốc tế vô cùng lớn, đây là sân bay quốc tế lớn thứ 2 tại Việt Nam sau sân bay Tân Sơn Nhất. Nội Bài kết nối với các địa danh khác bằng hệ thống giao thông vô cùng thuận tiện, đường quốc lộ 3, cầu Nhật Tân, …. giúp bạn dễ dàng tới được các điểm đến mà không mất quá nhiều thời gian.

Một số thông tin về chặng bay, hãng hàng không khai thác và giá vé tham khảo

Chặng bay từ Đồng Hới tới Hà Nội khoảng các khoảng 1000km, nên bạn sẽ mất khoảng 2 giờ đến bay thẳng tới Hà Nội. Hiện nay hãng JetStar đang khai thác chặng bay này với tần suất khá lớn từ 4 tới 5 chuyến bay mỗi ngày nhưng có một nhược điểm đều là chặng bay nối chuyến.

Chuyến bay khởi hành từ Đồng Hới chỉ có 1 chuyến bay chính, sau khi hạ cánh tại Sài Gòn và đợi chặng bay transit thì có thêm 5 chặng bay khác để nối chuyến đến Hà Nội. Việc nối chuyến sẽ khiến bạn mất khá nhiều thời gian nên khá ít người lựa chọn vé máy bay JetStar từ Đồng Hới đi Hà Nội.

Một số chú ý bạn cần biết về giá vé máy bay:

  • Mức giá vé máy bay trong bảng là mức giá vé chưa bao gồm thuế và phí
  • Đặt vé vào gần ngày đi sẽ có mức giá cao hơn so với đặt sớm.
  • Các ngày trong tuần thông thường thứ 6 sẽ là ngày có mức giá cao nhất, thứ 3 là ngày có mức giá thấp nhất.

2. Những điều cần chú ý khi đi du lịch Hà Nội

2.1 Thời tiết khi đi du lịch ở Hà Nội

Miền Bắc có bốn mùa rõ rệt trong năm. Chính vì vậy thời tiết là điều bạn cần quan tâm khi đi du lịch Hà Nội. Mùa hè trời thường rất nắng nóng, mùa đông thì rất lạnh, mùa xuân thì hay mưa phùn, ẩm ướt.
Ngoại trừ việc bạn muốn trải nghiệm sự khác biệt về thời tiết thì chọn vào những mùa đặc biệt. Còn nếu không thì mùa thu khoảng từ tháng 9 đến tháng 11 là thời điểm tốt nhất để bạn đi.

2.2 Đặt phòng khách sạn tại Hà Nội

Nếu bạn lần đầu đến du lịch Hà Nội thì nên nên trải nghiệm việc lưu trú ở phố cổ một lần. Hãy chọn và đặt các khách sạn ở gần Nhà Thờ Lớn, Mã Mây, Hàng Hành, Hàng Trống, Hàng Bông, Hàng Gai… Từ đây bạn có thể thưởng thức sự nhộn nhịp về đêm của trung tâm Hà nội một cách dễ dàng nhất.
Còn với những người muốn một sự yên tĩnh thì nên đặt phòng khách sạn quanh Hồ Tây là rất đáng cân nhắc. Khi đó bạn có thể thuê một chiếc xe máy để giảm chi phí đi lại. Ở đây, bạn có được không khí trong lành nhất của Hà Nội, cũng như thưởng thức sự lãng mạn của Hồ Tây mỗi khi chiều xuống. Một không khí có lẽ Tp.HCM sẽ không có được.

2.3 Những lưu ý khác khi đi du lịch Hà Nội

Hầu hết mọi người đều có cách nhìn chung rằng: sử dịch các dịch vụ tại Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc đều không tốt như ở Tp.HCM. Chính vì vậy bạn cũng nên chuẩn bị cho mình sự sẵn sàng để đón nhận những “hạt sạn”, những “khó chịu” trong khi sử dụng các dịch vụ ở đây, với những lưu ý sau:
– Khi đi mua sắm, bạn tránh xem hàng vào lúc sáng sớm, tránh hỏi giá nhiều mà không có ý định mua.
– Nên tham khảo giá cả ở nhiều nguồn khác nhau và nhất định phải trả giá để tránh việc “bị hớ” hoặc bị “chặt chém” khi mua hàng.
– Hãy có một tấm bản đồ để xác định quãng đường đi, tránh việc bị người khác (xe ôm, taxi) đưa đi lòng vòng rồi tính tiền. Hãy hỏi về giá cả trước khi sử dụng bất cứ dịch vụ nào. Cách tốt nhất là bạn nên nhờ lễ tân tại khách sạn mình ở tư vấn, giúp đỡ khi cần thông tin.
– Để thưởng thức hết vẻ đẹp thiên nhiên, kiến trúc kỳ vĩ ở các chùa lớn thì không nên đi các chùa vào mùa lễ hội.
 – Không nên chọn đi du lịch Sapa nếu chưa đặt được dịch vụ cần thiết từ trước. Vì số lượng các toa tàu hỏa có hạn, số lượng buồng phòng khách sạn cũng hạn chế; bạn có thể phải mua vé tàu hỏa với giá rất đắt và không có phòng để nghỉ ngơi.
Vào những kỳ nghỉ dài ngày cho tất cả mọi người thì không nên đi. Vì bạn sẽ phải đi chợ miền núi với toàn người miền xuôi, sự thú vị khi khám phá nét văn hoá đặc trưng của vùng cao sẽ giảm đi rất nhiều.

3. Địa điểm tham quan phố cổ Hà Nội mới nhất 2022

Muốn tìm hiểu về cuộc sống, văn hóa và con người Tràng An thì bạn đừng bỏ qua phố cổ – một trong những địa điểm du lịch ở Hà Nội đầy thú vị và hấp dẫn với du khách. Phố cổ Hà Nội nằm ở phía Tây và phía Bắc của Hồ Hoàn Kiếm, là nơi tập trung đông dân cư sinh sống có 36 phố phường.

Mỗi con phố ở đây chủ yếu tập trung bán một loại mặt hàng nhất định. Lang thang ở khu phố và thưởng thức ẩm thực phố cổ như phở Bát Đàn, chả cá Lã Vọng, bún chả hàng Mành, mì vằn thắn Đinh Liệt, bún ốc nguội Ô Quan Chưởng,…sẽ khiến chuyến đi của bạn đáng nhớ hơn rất nhiều! Lựa chọn nhiều khách sạn Phố Cổ để tận hưởng ẩm thực nơi đây.

Phố cổ Hà Nội nằm ở phía Tây và Bắc của hồ Hoàn Kiếm gồm 36 phố phường, mỗi phố lại tập trung bán một mặt hàng khác nhau. Giới hạn của phố cổ phía Bắc đến phố Hàng Đậu, phía Tây là phố Phùng Hưng, phía Nam là các tuyến phố: Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng, phía Đông là đường Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật.

Có rất nhiều phương tiện để các bạn lựa chọn tới khu phố cổ Hà Nội như: xe bus, xe ôm, xe máy, taxi… Nếu đi bằng xe bus thì bạn có thể lựa chọn các tuyến xe: 09, 14, 36 để tới hồ Hoàn Kiếm hoặc 03, 11, 14, 18, 22, 34, 40 để tới Ô Quan Chưởng. Cùng khám phá xem khu phố cổ Hà Nội có những địa điểm vui chơi và tham quan nào thú vị nhé!

Hồ Hoàn Kiếm: Hay còn có cái tên gọi khác là Hồ Gươm, gắn liền với truyền thuyết Rùa thần đòi gươm. Hồ Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm thành phố, nơi thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và ngoài nước.

Bên cạnh hồ có rất nhiều điểm du lịch khác : Đền Ngọc sơn, Tháp Bút, Cầu Thê Húc… Đến đây bạn có thể thưởng thức được món kem Tràng Tiền nổi tiếng. Hồ Hoàn Kiếm chính là địa điểm không thể bỏ qua khi du lịch phố cổ Hà Nội

Đền Ngọc Sơn: Đền Ngọc Sơn nằm trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm, là nơi thờ thần Văn Xương và Đức thánh Trần. Để vào được trong đền bạn phải đi qua cầu Thê Húc. Quần thể công trình Đền Ngọc Sơn được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt ở Việt Nam. Tới đây bạn sẽ được tìm hiểu về sự tích của Hồ Gươm hay là lịch sử của Hà Nội.

Chợ Đồng Xuân: Chợ Đồng Xuân là một trong những chợ lớn nhất ở Hà Nội và cũng là chợ lớn nhất nằm trong khu phố cổ Hà Nội. Tới đây bạn sẽ chứng kiến được cảnh mua bán tấp nập, sầm uất, buôn bán nhiều các mặt hàng. Bạn có thể tới chợ Đồng Xuân lựa chọn mua những món quà để đem về làm quà tặng.

Phố Hàng Mã: Nằm trong khu phố cổ, phố Hàng Mã là được xem là một trong những con phố đông đúc và rực rỡ sắc màu nhất ở Hà Nội. Đặc biệt vào những dịp lễ, tết, con phố được trang hoàng bằng những đèn lồng, đồ chơi phát sáng, bóng bay khiến nơi đây không chỉ tràn ngập trong âm thanh, màu sắc, ánh sáng mà còn mang đậm dấu ấn tâm linh của người phương Đông.

Nhà cổ Mã Mây: Là một trong những địa điểm tham quan hấp dẫn ở phố cổ, nhà cổ ở 87 Mã Mây là loại nhà ở truyền thống tái hiện được không gian sinh sống, nét đặc trưng của con người Hà Nội xưa. Ngôi nhà được mở cửa thường xuyên để cho khách du lịch đến thăm quan, giá vé vào cửa là 10.000đ.

Đền Bạch Mã: Đền Bạch Mã là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa, nằm ở giữa phố Hàng Buồm, tại số nhà 76-78. Trong đền thờ thần Long Đỗ và ngựa trắng, từng được sử sách ghi lại nhiều sự tích hư thực. Đây là di tích lịch sử văn hóa có nghìn năm tuổi, cổ kính, lâu đời nhất trong số các ngôi đền xưa của kinh thành Thăng Long còn sót lại cho tới nay.

Phố Tạ Hiện: Đây là con phố bé nhỏ nằm ở giữa lòng Hà Nội lúc nào cũng đông nghịt người, đây là địa điểm uống bia nổi tiếng ở Hà Thành được các bạn trẻ rất yêu thích. Nơi đây còn được biết đến với cái tên gọi “ngã tư quốc tế” đã được đưa vào danh sách “những nơi phải đến” khi đi du lịch Hà Nội của các du khách nước ngoài.

Ô Quan Chưởng: Ô Quan Chưởng là 1 trong 5 cửa ô còn sót lại của kinh thành Thăng Long xưa, được thiết kế theo kiểu vọng lâu – một kiến trúc đặc trưng của thời nhà Nguyễn. Tên của cửa ô là do người dân đặt để ghi nhớ công lao và sự hi sinh anh dũng của viên quan Chưởng Cơ trong thời kì chống Pháp.

Chợ đêm phố cổ Hà Nội được hoạt động từ 18 đến 23h các ngày thứ 6, thứ 7 và chủ nhật hàng tuần, là một trong những địa điểm buôn bán sầm uất với sốc lượng gian hàng tham gia lên tới gần 4000.

Các mặt hàng ở đây rất đa dạng và phong phú từ quần áo tới giầy dép, đồ dùng gia dụng, các đồ thủ công, quà lưu niệm… với giá cả bình dân. Khi du lịch phố cổ Hà Nội thì chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua những món ăn ở đây.

4. Văn Miếu Quốc Tử Giám: Địa điểm du xuân Hà Nội 2022

Địa chỉ: 58 Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội

Nếu kể tên các địa điểm du lịch Hà Nội bậc nhất xưa và nay có lẽ ai cũng sẽ nghĩ ngay đến Văn Miếu Quốc Tử Giám. Đây là một quần thể kiến trúc văn hoá hàng đầu và là niềm tự hào của người dân Thủ đô khi nhắc đến truyền thống ngàn năm văn hiến của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội.

Văn Miếu Quốc Tử Giám được xem là biểu tượng của tri thức, của nền giáo dục Việt Nam. Đây là nơi thờ phụng các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An – người thầy tiêu biểu về đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam.

Văn Miếu nằm ở khu vực quận Đống Đa, Hà Nội, ngay giữa 4 phố chính gồm Nguyễn Thái Học, Tôn Đức Thắng, Văn Miếu và Quốc Tử Giám. Du lịch đến với Hà Nội ngàn năm văn hiến thì đây chắc chắn là địa điểm mà bạn nên ghé thăm.

Nếu xuất phát từ Hồ Gươm, các bạn đi theo đường Lê Thái Tổ, rẽ phải vào đường Tràng Thi, đi về phía đường Cửa Nam, Nguyễn Khuyến rồi rẽ trái vào đường Văn Miếu là đến. Vì đường Hà Nội có rất nhiều đường một chiều, đặc biệt là xung quanh khu Văn Miếu nên các bạn nhớ để ý để tránh phạm luật giao thông nhé.

Nếu đi bằng xe bus, các bạn đi những tuyến sau sẽ có những điểm dừng ngay gần khu vực này: 02, 23, 38, 25, 41. Hiện nay, khách du lịch và người dân vào tham quan Văn Miếu phải mua vé vào cổng. Giá vé dành cho người lớn là 20.000đ và vé trẻ em là 10.000đ. Đây là mức giá khá rẻ và áp dụng chung cho cả khách Việt Nam lẫn khách nước ngoài.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ là trường đại học đầu tiên của nước ta mà còn như một ngọn nến luôn rực cháy, thắp sáng truyền thống hiếu học của người Việt. Đến nơi đây bạn dường như được tiếp thêm động lực từ những bảng vàng rực rỡ của ông cha, nạp vào nguồn năng lượng tràn đầy để vững tin trong hành trình nỗ lực học tập và khám phá tri thức nhân loại.

Trải qua nhiều thăng trầm của thời gian cùng các biến cố lịch sử, một số kiến trúc ở đây đã bị phá hủy thế nhưng Văn Miếu – Quốc Tử Giám vẫn được xem là biểu tượng của tinh hoa giáo dục, nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam.

5. Nhà thờ lớn: Địa điểm check in Hà Nội cực đẹp!

Nằm ở 40 phố Nhà Chung, phường Hàng Trống, Nhà thờ lớn là một trong những điểm đến thú vị ở Hà Nội, nơi lui tới không chỉ của các tín đồ theo đạo mà còn là địa điểm quen thuộc của giới trẻ, khách du lịch tứ phương. Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu với bức tường xây cao, có mái vòm và nhiều cửa sổ.

Bên trong nhà thờ, khu cung thánh chạm trổ hoa văn bằng gỗ sơn son thiếp vàng kết hợp với hệ thống tranh Thánh bằng kính màu. Cảm giác như được đứng trong một lâu đài cổ kính cùng điệu nhạc cổ điển, chắc hẳn bạn đang rất muốn thử phải không.

Là một trong những công trình kiến trúc Thiên Chúa giáo được xây dựng sớm nhất Hà Nội, Nhà thờ lớn đã trải qua biết bao thăng trầm lịch sử của nước nhà, thấm đẫm cuộc đời cũng như tâm hồn của nhiều người dân Hà thành. Khu đất xây dựng nhà thờ vốn là nơi chùa Báo Thiên tọa lạc, tồn tại từ thời Lý.

Từ hồ Hoàn Kiếm men theo hướng phố Nhà Chung, du khách có thể dễ dàng tìm đường đến nhà thờ. Nổi bật giữa khu phố với quảng trường rộng lớn với tượng đài Đức mẹ bồng chúa hài đồng. Khách tham quan sẽ phải đi vào nhà thờ qua cổng bên.

Được mệnh danh là nhà thờ lâu đời và có kiến trúc đẹp nhất Hà Nội, Nhà thờ lớn đã được thiết kế công phủ, tinh xảo bởi bàn tay cũng những nghệ nhân tài hoa. Với phong cách thiết kế Châu Âu, Gothic, Nhà thờ lớn được xây dựng theo mô típ của công trình Nhà thờ Đức Bà Paris.

Nhà thờ có chiều dài tầm 65m, chiều rộng 21m và 2 tháp chuông cao gần 32m được cố định bởi những trụ đá to lớn. Cây thánh giá được thiết kế tinh xảo bằng đá thu hút ánh nhìn của mọi người ngay từ lúc bước chân vào.

Toàn bộ sàn gạch được tạo ra từ gạch đất nung, bốn bề bức trường trát bằng giấy bổi tạo nên không gian cổ kính, vô cùng đẹp mắt. Vì đã có tuổi đời từ trăm năm, bức tường nhà thờ bám phủ rêu phong tạo nên khung cảnh hoang sơ, kì bí.

Không chỉ là địa điểm tôn giáo nổi tiếng của thủ đô, Nhà thờ lớn Hà Nội còn là điểm đến thu hút rất đông các bạn trẻ và du khách tới tham quan, chụp ảnh. Đặc biệt vào dịp Noel là lúc Nhà thờ lớn được trang hoàng lộng lẫy nhất với những cây thông được trang trí cầu kì và ánh đèn lung linh đa màu sắc. Tuy nhiên bạn sẽ cần phải tới từ sớm bởi chỉ chập choạng tối là nơi đây đã đông nghẹt người.

Nhắc đến nhà thờ Lớn thì dĩ nhiên không thể không kể tới “đặc sản” “trà chanh chém gió” ở đây. Những cốc trà thoảng hương hoa nhài, điểm thêm một vài lát chanh tươi với vị chua, ngọt, chan chát đã trở thành thức uống quen thuộc với không ít người Hà Nội.

Chỉ cần một chiếc ghế nhựa bên vỉa hè, nhấp ngụm trà, trò chuyện với bạn bè hay nhìn ngắm dòng xe cộ qua lại. Có lẽ từ những điều giản dị như vậy mà trà chanh Nhà thờ luôn giữ được cái thú vị rất riêng của người Hà Nội.

Hy vọng bài viết này đã giúp ích bạn phần nào để bạn có thêm sự tham khảo cho chuyến đi của mình đến Hà Nội. Nếu cảm thấy bài viết này hay thì đừng quên Like, Share và đánh giá 5 sao để ủng hộ chúng tôi nhé. Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những mẹo, tip hữu ích nhất về du lịch nhé!