Mô Hình Nến Bullish Kicking Và Bearish Kicking là gì ? Ý nghĩa và cách giao dịch với mô hình Bullish Kicking và Bearish Kicking 2021

Mô hình nến Bullish Kicking ngược lại với mô hình nến Bearlish Kicking. Mô hình nến Bullish KicKing này xuất hiện vào thời điểm bắt đầu một xu hướng mới ngược chiều với xu hướng trước đó. Cây nến thứ hai cho thấy bên mua đã hoàn toàn dành lại thị trường.

Mô hình nến Bearish Kicking thường xuất hiện vào thời điểm bắt đầu một xu hướng giảm mới ngược chiều với xu hướng trước đó. Cây nến thứ hai cho thấy bên bán đã hoàn toàn dành lại thị trường.

Và trong bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Mô hình nến Bullish Kicking là gì?mô hình Bearlish Kicking là gì nhé! Xem thêm: sàn forex uy tín nhất việt nam

1. Bearish Kicking là gì? Bullish Kicking là gì?

1.1 Bearish Kicking là gì?

Bearish Kicking hay còn gọi là đẩy giá giảm là mô hình nến đảo chiều, một phần nhỏ trong mô hình nến Nhật.

Xuất hiện sau một xu hướng tăng. Báo hiệu một xu hướng giảm sau đó. Nến đầu tiên là một cây Marubozu tăng.

Nến thứ 2 xuất hiện khoảng trống giá bên dưới nến 1. Và có giá mở cửa bên dưới giá mở cửa của cây nến 1. Nến thứ 2 là nến Marubozu giảm. Mẫu hình phải luôn xuất hiện khoảng trống giá giữa nến 1 và 2.

1.2 Bullish Kicking là gì?

Bullish Kicking là mô hình nến  đảo chiều một phần nhỏ trong mô hình nến Nhật. Gồm 2 nến xuất hiện vào thời điểm bắt đầu một xu hướng mới. Ngược chiều với xu hướng trước đó. Mô hình nến đẩy giá tăng xuất hiện sau một xu hướng giảm.

Cây nến đầu tiên trong mô hình là một cây Marubozu giảm. Nến giảm với thân nến dài, không có bóng nến ở 2 đầu.

Nến thứ 2 trong mô hình xuất hiện một khoảng nhảy giá bên trên nến 1. Đẩy giá tăng mạnh, giá mở cửa của nến 2 phải nằm trên giá mở cửa của cây nến 1.

Cây nến 2 là nến Marubozu tăng (nến tăng, thân nến dài, không có bóng nến 2 đầu). Sẽ có 1 khoảng trống giá (gap) hoặc theo tiếng Nhật là một vùng cửa sổ (Window) giữa cây nến 1 và cây nến 2.

2. Ý nghĩa của mô hình nến Bearish Kicking và Bullish Kicking

2.1 Ý nghĩa của mô hình nến Bearish Kicking

Mô hình nến Kicking đẩy giá giảm thể hiện một sự thay đổi mạnh mẽ trong xu hướng thị trường. Nến 1 là một cây nến tăng mạnh cho thấy bên mua đang kiểm soát thị trường.

Dù vậy, cây nến 2 hoàn toàn đảo chiều thị trường khi bên bán đã đẩy giá xuống sâu hơn.

Tất cả các lệnh mua được đặt vào thời điểm hình thành nến 1. Đều đang lỗ trong phiên giao dịch thứ 2 khiến cho bên mua buộc phải đặt lệnh bán ra chốt lệnh mua để bù lỗ. Tiếp thêm đà giảm mạnh đẩy giá xuống sâu hơn vào các phiên tiếp theo.

Cây nến đầu tiên là dấu hiệu cho thấy bên mua đang nắm quyền kiểm soát thị trường. Tuy nhiên, khoảng trống giảm giá xuất hiện ngày hôm sau cho thấy sự thay đổi đáng kể trong tâm lý thị trường. Cây nến thứ hai cho thấy bên bán đã hoàn toàn dành lại thị trường.

Nến marubozu cho thấy sự dứt khoát phe gấu. Chính sự thay đổi bất ngờ trong tâm lý cũng như sự dứt khoát của bên bán mà bên mua gần như phải đầu hàng.

Bên mua phải dừng lỗ (bán trả lại vị thế) và khiến cho đà giảm càng mạnh. Cứ như vậy được duy trì vào những ngày tiếp theo.

Mô hình đẩy giá xuống rất hiếm thấy nhưng đó là một mô hình rất đáng tin cậy. Khi nó xuất hiện trong một xu hướng giảm thì nó báo hiệu cho nhà đầu tư cần duy trì trạng thái bán. Khi xuất hiện trong một xu hướng tăng thì nên bán sau khi dấu hiệu được xác nhận.

2.2 Ý Nghĩa của mô hình nến Bullish Kicking

Trong Bullish Kicking, cây nến đầu tiên là dấu hiệu cho thấy bên bán là bên đang nắm quyền kiểm soát thị trường. Tuy nhiên, khoảng trống giá xuất hiện ngày hôm sau là một sự thay đổi đáng kể trong tâm lý thị trường.

Phe mua hoàn toàn đã lấy lại hết phần mà phe bán đã lấy được trong phiên giao dịch trước. Thậm chí còn lấy được nhiều hơn. Thể hiện khoảng nhảy giá bên trên nến 1 và 1 cây Marubozu tăng sau đó.

Điểm cần nhấn mạnh trong mẫu hình đảo chiều này là. Hầu hết các giao dịch bán trong phiên giao dịch trước đó (nến 1). Đều bị chuyển thành vị thế thua cuộc vào phiên tiếp theo (nến 2). Bên bán buộc phải đầu hàng và đặt lệnh mua để chốt lệnh bán nhằm bù lỗ.

Khiến cho đà tăng điểm ngày càng mạnh. Và do đó giá tăng ngày càng cao hơn trong những phiên giao dịch tiếp theo.

3. Đặc điểm nhận dạng mô hình Bearish Kicking và Bullish Kicking

3.1 Bearish Kicking

Mô hình nến Bearish Kicking xuất hiện sau một xu hướng tăng hoặc một đợt tăng mạnh. Bao gồm hai cây nến:

  • Cây nến đầu tiên trong mô hình là một cây nến marubozu tăng (hoặc có bóng nến ngắn).
  • Sẽ có một khoảng trống giảm giá giữa hai cây nến.
  • Cây nến thứ hai là nến marubozu tăng (hoặc có bóng nến ngắn). Giá mở cửa của nến thứ hai phải nằm dưới giá mở cửa của cây nến đầu.

3.2 Bullish Kicking

Mô hình nến Bullish Kicking xuất hiện sau một xu hướng giảm hoặc một đợt giảm mạnh. Bao gồm hai cây nến:

  • Cây nến đầu tiên trong mô hình là một cây nến marubozu giảm (hoặc có bóng nến ngắn).
  • Một khoảng trống tăng giá xuất hiện ở giữa hai cây nến.
  • Cây nến thứ hai là nến marubozu tăng (hoặc có bóng nến ngắn). Giá mở cửa của nến thứ hai phải nằm trên giá mở cửa của cây nến đầu.

4. Biểu đồ minh họa mô hình nến đẩy giá tăng và đẩy giá giảm

Biểu đồ giá Silver ETF (SLV) cho ví dụ cả cả 2 mẫu hình Bullish Kicking. Và mẫu hình Bearish Kicking. Bullish kicking bắt đầu bằng 1 cây nến giảm giá. Nến tiếp theo hoàn toàn đảo chiều thị trường khi xuất hiện cây nến tăng mạnh . Và khoảng trống giá giữa nến 1 và 2.

Thời điểm đóng cửa của cây nến tăng vào ngày thứ 2. Tất cả các Trader đặt lệnh bán từ 3 ngày trước hiện nay đã ở vị thế thua cuộc. Khi các Trader này mua vào để bù lỗ, lực mua sẽ ngày càng tăng khiến giá tăng điểm vào các ngày sau.

Bearish Kicking trên cùng 1 biểu đồ xuất hiện sau 1 xu hướng tăng. Và một chuỗi giá đi Sideway. Nến 1 là một nến tăng mạnh. Nến thứ 2 là 1 nến giảm và xuất hiện khoảng trống giá bên dưới nến 1 của mẫu hình. Tất cả các Trader vào lệnh mua ở nến 1 đều đang ở vị thế thua cuộc.

Vào thời điểm xuất hiện nến 2. Điểm cần nhấn mạnh ở đây là cây nến 2 là một nến giảm điểm rất mạnh. Chứng tỏ bất kì Trader nào vào lệnh mua trong 9 cây nến trước.

Cố gắng giữ vị thế của mình hiện nay đã ở vị thế thua cuộc. Nhiều Trader sẽ cần phải bán để bù lệnh mua hiện đang lỗ. Tạo nên một xu hướng giảm mạnh tiếp sau đó.

5. Cách giao dịch với mô hình Bearish Kicking và mô hình Bullish Kicking

5.1 Mô hình Bearish Kicking

Phương pháp giao dịch với Bearish Kicking cũng tương tự Bullish Kicking nhưng ở chiều ngược lại.

Ở mô hình nến Bearish Kicking để giảm thiểu khoảng cách dừng lỗ, chúng ta đợi giá đi lên để đặt lệnh bán xuống sẽ an toàn hơn.

5.2 Mô hình Bullish Kicking

Bullish Kicking là một mô hình cho độ tin cậy cao do đó chúng ta có thể vào lệnh Buy ngay sau khi cây nến số 2 kết thúc.

Tuy nhiên nếu thấy tín hiệu yếu như mô hình gap nhỏ, thân nến ngắn, có râu thì chúng ta có thể đặt lệnh chờ mua tại mức giá mở cửa của nến thứ hai.

Điểm chốt lời có thể được đặt ở các vùng kháng cự hoặc chúng ta có thể thoát lệnh khi thấy có tín hiệu xu hướng tăng bị phá vỡ

6. Lưu ý quan trọng khi giao dịch với nến Bearish Kicking và Bullish Kicking

Trong mỗi bài viết, mình đều lưu ý các bạn rằng bất kể giao dịch ở thị trường nào cũng có rủi ro rất lớn. Đặc biệt là Forex, khi mà tới 95% người chơi đều cháy  túi và lỗ chỏng vó.

Kết luận

Thông qua bài viết trên, chúng tôi đã giới thiệu với bạn tổng quan hai mô hình nến Bullish Kicking và Bearish Kicking. Nếu có gì thắc mắc đừng quên để lại một bình luận chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn. Chúc các bạn giao dịch thành công!