Upside Gap Two Crows là mô hình đảo chiều gồm 3 nến với đặc trưng xuất hiện gap ở 2 cây nến giảm. Mô hình bắt đầu bằng một nến tăng, theo sau là hai nến giảm nằm bên trên. Mô hình này hiếm khi xuất hiện trên thị trường vì khá đặc biệt.
Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ làm rõ hơn về mô hình Upside Gap Two Crows nhé!
1. Mô hình nến Upside Gap Two Crows là gì?
Mô hình nến Upside Gap Two Crows là mô hình cụm 3 nến xuất hiện khi giá đang trong xu hướng tăng và cho tín hiệu giá đảo chiều sang xu hướng giảm.
Sau một đợt tăng giá, nến 1 là một cây nến tăng giá mạnh. Nến thứ 2 là nến giảm giá có khoảng trống giá (gap tăng) bên trên nến 1. Thân nến 2 phải nằm trên thân nến 1. Xem thêm: sàn fx uy tín
Nến thứ 3 là một nến giảm giá có khoảng trống giá bên trên nến 2, nhưng đến khi kết thúc phiên giao dịch, giá đóng cửa lại nằm bên dưới nến thứ 2.
Thân nến thứ 3 phải nhận chìm (bearish engulfing) thân nến thứ 2.
2. Ý nghĩa mô hình nến Upside Gap Two Crows
Mô hình đảo chiều Upside Gap Two Crows chỉ xuất hiện trên một biểu đồ trong suốt một xu hướng tăng. Mô hình nến này đại diện cho khoảng cách giữa thân nến đen nhỏ thứ hai (ngày thứ ba) và thân nến đầu tiên trước đó.
Nếu bạn có một trí tưởng tượng sống động, bạn có thể nhìn thấy hai con quạ trong những thân nến này. Đó là lý do tại sao mô hình này có tên như vậy. Mô hình này mang đặc điểm của xu hướng giá giảm.
Mô hình này được hình thành khi giá mở cửa của thân nến đen thứ hai cao hơn giá mở cửa của thân nến đen đầu tiên và giá đóng cửa thấp hơn giá đóng cửa của thân nến đen đầu tiên.
Do đó sẽ có một khoảng cách giữa các thân nến trắng và đen. Thân nến thứ ba sẽ mở trên cái thứ hai và nhấn chìm nó.
3. Đặc điểm nhận dạng Upside Gap Two Crows?
- Xu hướng tăng vẫn tiếp tục với một thân nến trắng dài;
- Thân nến đen được hình thành với khoảng cách tăng sau thân nến trắng;
- Giá mở cửa của thân nến đen thứ hai cao hơn giá mở cửa của thân nến đen đầu tiên, trong khi giá đóng cửa của nó thấp hơn thân nến đen đầu tiên. Thân nến đen thứ hai nhấn chìm thân nến đen đầu tiên;
- Giá đóng cửa của thân nến đen thứ hai cao hơn giá đóng cửa của thân nến trắng lớn.
Biểu đồ minh họa mô hình nến Upside Gap Two Crows
Nến 1 là nến tăng giá. Nến 2 có gap up (khoảng trống giá tăng) và là một nến giảm có thân nến nhỏ với thân nến nằm bên trên nến 1. Nến 3 của mô hình lại xuất hiện gap up, nhưng bên bán lúc này đã đẩy giá xuống sâu.
Thân nến 3 nhận chìm thân nến 2. Nến 4 thất bại trong việc cố gắng tạo đỉnh mới cho xu hướng và cho thấy bên mua lúc này đã hoàn toàn kiệt sức. Giá bắt đầu giảm và xu hướng đảo chiều sau đó.
4. Cách giao dịch – Điểm vào lệnh mô hình Upside Gap Two Crows
Nến 1 là nến tăng giá theo đà tăng của xu hướng cũ trước đó. Nến thứ 2 có gap up, có giá mở cửa cao hơn và tạo nên đỉnh mới cho xu hướng.
Tuy nhiên, giá đóng cửa thấp hơn gây bất ngờ cho bên mua vì họ vẫn là bên kiểm soát thị trường. Tuy vậy, bên mua vẫn cảm thấy thoải mái khi nến 2 vẫn đang đóng cửa bên trên nến 1.
Nến thứ 3 là sự cố gắng của bên mua để tạo nên đỉnh mới cho xu hướng tăng. Giá xuất hiện gap up bên trên thân nến thứ 2, tuy nhiên áp lực tăng này không kéo dài được lâu và bên bán đã nắm bắt cơ hội để đẩy giá xuống bên dưới thân nến thứ 2.
Ngay tại thời điểm này, bên mua hoàn toàn cảm thấy lo lắng bởi liên tục 2 nến gắng sức tạo đỉnh mới cho xu hướng tăng hoàn toàn bị từ chối bởi bên bán.
Cũng theo Nison (1991, trang 98), nếu nến 4 không thể tạo đỉnh mới, các Trader sẽ kì vọng giá giảm tiếp theo sau đó. Nison cũng cho rằng nếu các Trader đặt lệnh bán thì nên đặt dừng lỗ bên trên đỉnh cây nến giảm giá.
5. Các lưu ý quan trọng trong giao dịch Upside Gap Two Crows
Trường hợp và tâm lý
Như các dạng hình thành xu hướng giảm khác, Upside Gap Two Crows bắt đầu với một thân nến trắng. Ngày hôm sau, giao dịch mở cửa với một khoảng cách tăng, nhưng giá không tăng và đóng cửa dưới mức mở cửa, tạo thành một thân nến đen.
Phiên tiếp theo được mở cao hơn, nhưng sau đó giá giảm và đóng cửa dưới mức đóng cửa trước đó. Giá đóng cửa vẫn cao hơn so với giá đóng cửa của ngày trắng đầu tiên. Tại thời điểm này, tâm lý tăng mất dần đi.
Tính linh hoạt
Mô hình Upside Gap Two Crows khá là nghiêm ngặt. Trong trường hợp giá đóng cửa bên trong thân nến trắng vào ngày đen thứ hai, sự hình thành trở thành Two Crows.
Diễn biến
Mô hình có thể đưa đến một thân nến duy nhất,thân màu trắng của nó dài hơn so với thân màu trắng trong ngày đầu tiên, giống như cái bóng trở lên.
Trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào dựa trên sự hình thành này, hãy chờ đợi sự xác nhận do mô hình này không hoàn toàn là xu hướng giảm.
Các mô hình tương tự
Upside Gap Two Crows khác với mô hình Mat Hold là ở chỗ thân đen của ngày thứ ba không thể mở thấp hơn giá mở cửa của ngày thứ hai và ở trên thân của ngày đầu tiên trong Upside Gap Two Crows.
Hai ngày đầu tiên của sự hình thành có thể trở thành Evening Star tùy thuộc vào những gì sẽ xảy ra vào ngày thứ ba.
Kết luận
Mô hình Upside Gap Two Crows này hiếm khi xuất hiện trên thị trường vì khá đặc biệt cũng như các đặc điểm nhận dạng khá khắt khe.
Hy vọng qua bài biết này các bạn đã biết cách nhận diện và sử dụng mô hình nến này. Chúc bạn giao dịch thành công.