Vé máy bay giá rẻ Quảng Bình đi Huế của Vietnam Airlines, Các địa điểm du lịch trong Thành phố Huế

Cố đô Huế mơ mộng là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm lại không khí cổ xưa trầm lắng, tạm xa cái nhịp sống thành thị ồn ào, hối hả.

Để chúng tôi làm bạn đồng hành trong chuyến du lịch bạn khám phá vùng đất cố đô này nhé. Hãy đặt vé máy bay giá rẻ Quảng Bình đi Huế để thưởng thức cảnh đẹp nơi đây nhé!

1. Vé máy bay giá rẻ Quảng Bình đi Huế

Hiện nay chưa có hãng hàng không nào khai thác và cung cấp vé máy bay Quảng Bình đến Huế, để đi máy bay từ Quảng Bình đến Huế. Bạn phải bay Quảng bình đến TP.HCM sau đấy đặt vé bay tới Huế.

Vé máy bay giá rẻ đi Huế khởi hành từ Quảng Bình chưa được hãng hàng không nào khai thác. Truy cập website: Vevip.vn để tìm hiểu thêm thông tin về các chặng bay đến Huế của Hãng Vietnam Airlines. Tham khảo bảng giá dưới đây của chặng bay Thành phố Hồ Chí Minh đến Huế.

một số chặng bay của Vietnam Airlines:

Bảng giá vé máy bay từ Đồng Hới (VDH) Sài Gòn (SGN)

Bảng vé máy bay Sài Gòn Huế 2021

Quý khách lưu ý:

  •  Giá vé trên chưa bao gồm thuế và các loại phí
  •  Tùy vào từng thời điểm đặt vé mà giá vé cao hơn có thể được áp dụng

2. Mẹo săn vé máy bay giá rẻ đi Huế

Mua vé trên app du lịch

Như các bạn đã biết các app du lịch, booking thường tích hợp việc mua vé máy bay kèm đặt phòng khách sạn. Họ cũng sẽ tung ra những ưu đãi và khuyến mại tích hợp vừa đi lại và chỗ ở sẽ giúp các bạn tiết kiệm được chi phí hơn cho chuyến du lịch của mình rất nhiều.

Với bản thân mình thì mình tải app của traveloka, app này có một ưu điểm rất hay đó chính là luôn thông báo và cập nhật các chuyến bay giá rẻ. Các bạn chỉ cần vào phần cài đặt và để chế độ thông báo traveloka sẽ thông báo ngay tới cho các bạn các chuyến bay giá rẻ. Sau đó bạn có thể lên các website của hãng hàng không đó, để đặt mua vé máy bay.

Sau đó khi đã mua được vé máy bay giá rẻ rồi bạn có thể tích hợp đặt phòng luôn trên app. Vậy là bạn vừa mua được vé máy bay giá rẻ cùng với đó là đặt được phòng giá rẻ quá tiện lợi phải không nào.

Với cách này thì không tốn thời gian và rất tiện lợi nữa. Các bạn hãy thử làm theo cách của mình xem nhé.

3. Các địa điểm du lịch trong Thành phố Huế

Cầu Trường Tiền

Cầu Trường Tiền còn được gọi là Cầu Tràng Tiền , là chiếc cầu dài 402,60 m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, khẩu độ mỗi nhịp 67 m. Khổ cầu 6 m, được thiết kế theo kiến trúc Gothic, bắc qua sông Hương. Đầu cầu phía bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu cầu phía nam thuộc phường Phú Hội; ở ngay giữa thành phố Huế.

Sông Hương

Sông Hương có hai ngọn nguồn. Nguồn Tả Trạch xuất phát từ dãy núi Trường Sơn chảy về hướng Tây Bắc qua 55 ngọn thác hùng vĩ, nguồn Hữu Trạch ngắn hơn sau khi vượt 14 ngọn thác hiểm trở và đến ngã ba Bằng Lãng (ngã ba Tuần) hợp dòng với Tả Trạch thành sông Hương thơ mộng.

Sông Hương dài 30 km (nếu chỉ kể từ Bằng Lãng đến cửa Thuận An), độ dốc của dòng nước so với mặt biển không chênh lệch nhiều nên nước sông chảy chậm. Sắc nước sông Hương trở nên xanh hơn khi vượt qua chân núi Ngọc Trản – điện Hòn Chén, tạo nên một lòng vực sâu thẳm.

Sông Hương đẹp từ nguồn, uốn lượn quanh co giữa núi rừng trùng điệp, đồi cây, mang theo những mùi vị hương thơm của thảo mộc rừng nhiệt đới. Dòng sông chầm chậm lướt qua các làng mạc xanh tươi, rợp bóng cây của Kim Long, Nguyệt Biều, Vĩ Dạ, Ðông Ba, Gia Hội, Chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh, quyện theo mùi thơm của các loài hoa xứ Huế.

Dòng sông xanh trong vắt lung linh như ngọc bích dưới ánh mặt trời, những con thuyền Huế xuôi ngược, dọc ngang với điệu hò man mác, trầm tư, sâu lắng giữa đêm khuya.

Ði chơi bằng thuyền để được ngắm cảnh Hương giang thơ mộng, nghe những điệu hò, dân ca xứ Huế lúc trời đêm thanh vắng là thú vui muôn thuở của bao lớp du khách….

Núi Ngự Bình

Núi Ngự Bình (còn gọi là Bằng Sơn) cao 105 m, dáng cân đối uy nghi. Hai bên Bằng Sơn có hai ngọn núi nhỏ chầu vào gọi là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn. Vương triều Nguyễn khi xây dựng kinh thành Huế đã chọn núi này làm tiền án của hệ thống phòng thành đồ sộ, kiên cố và đổi tên cho ngọn núi này là Ngự Bình.

Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là quà tặng vô giá thứ hai của tạo hoá, quyện vào nhau tạo nên vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình của Huế. Từ lâu, ngọn núi xinh đẹp này cùng với sông Hương trong xanh đã trở thành biểu tượng của thiên nhiên Huế. Người ta quen gọi Huế là xứ sở của sông Hương – núi Ngự, miền Hương Ngự.

Chợ Đông Ba

Chợ Đông Ba là ngôi chợ lớn nhất tại Huế. Chợ là một trong những biểu tượng của vùng đất cố đô, với lịch sử hơn 100 năm xây dựng và phát triển. Chợ nằm trải dài từ chân cầu Trường Tiền đến cầu Gia Hội với tổng diện tích mặt bằng là 47.614 m²

Phố đi bộ Huế

Được khai trương vào cuối tháng 9/2017, khu phố đi bộ của Huế bao gồm các tuyến phố Chu Văn An, Phạm Ngũ Lão, Võ Thị Sáu và hoạt động từ 18h00 trong 3 ngày cuối tuần. Tại khu phố đi bộ này, các bạn có thể thưởng thức nhiều món ăn địa phương của Huế, xem các tiết mục âm nhạc đường phố hay đơn giản chỉ ngồi nhâm nhi chút đồ uống với bạn bè.

Nhà vườn Huế

Huế không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên mơ mộng hữu tình mà còn đặc biệt hấp dẫn với chiều sâu của vẻ đẹp văn hóa tinh thần kết đọng nhuần nhị nơi mỗi nét kiến trúc. Cùng với các lăng tẩm trầm mặc. Hoàng thành cổ kính, những ngôi nhà vườn êm ả thanh bình ở đây làm nên “thành phố nhà vườn” Huế.

Được xây theo luật “dịch lý” và “phong thủy”, nhà vườn Huế là tập hợp của một hệ thống kiến trúc sắp xếp theo chiều Bắc – Nam. Tuy rộng hẹp khác nhau, nhưng nhà nào cũng có kiến trúc tổng thể giống nhau, bao gồm: cổng, ngõ, bình phong, hòn non bộ, bể cạn, sân, nhà.

Cổng thường xuyên xây bằng gạch, lối vào ngõ thường được trồng những hàng râm bụt hoặc chè tàu cắt xén cẩn thận. Bình phong cũng thường xây bằng gạch. Sau bình phong là bể cạn có hòn non bộ, một mảnh sân rộng rồi mới đến nhà. Xung quanh nhà trồng rất nhiều cây, hoa quanh năm tươi tốt.

Nhà thờ Phủ Cam

Nhà thờ chính tòa Phủ Cam là nhà thờ chính tòa của Tổng Giáo phận Huế, tọa lạc trên đồi Phước Quả, thuộc địa phận phường Phước Vĩnh. Đây là một trong những nhà thờ to lớn, nổi tiếng và lâu đời nhất tại Huế. Ngôi nhà thờ ngày nay được xây theo lối kiến trúc hiện đại, do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế.

Về kiến trúc, mặt bằng xây dựng nhà thờ mang dạng thánh giá, đầu hướng về phía Nam đuôi hướng Bắc. Nhà thờ có kết cấu theo kỹ thuật xây dựng hiện đại nhưng phần trang trí vẫn theo nghệ thuật cổ điển của phương Tây.

Các trụ đỡ được đúc sát vào tường, chạy uốn cong dần về phía trước, mềm mại. Bốn góc mỗi góc có ba trụ đỡ vươn dần ra, tạo thành một không gian đủ rộng ôm kín Cung thánh và bàn thờ. Lòng nhà thờ rộng, có thể chứa được 2500 người đến dự lễ.

Có hai dãy cửa gương màu nằm ở phần trên bên trong lòng nhà thờ cung cấp ánh sáng cho nội thất. Cung thánh là một hình tròn có các cấp đi lên, trên cung là một hình tròn nhưng nhỏ hơn với bàn thờ bằng đá cẩm thạch nguyên khối.

Đồi Vọng Cảnh

Đồi Vọng Cảnh là một ngọn đồi cao 43m ở phía Tây Nam thành phố Huế, chân đồi tiếp giáp bờ sông Hương. Nó tọa lạc giữa vùng lăng tẩm của các vua chúa nhà Nguyễn và đối diện với điện Hòn Chén được thiết lập từ thời xa xưa ở phái đối ngạn.

Đứng trên đồi Vọng Cảnh, người ta có được một cái nhìn bao quát đối với nhiều di tích cổ kính và những cảnh đẹp tuyệt vời ở một không gian thiên nhiên rộng lớn chung quanh, đặc biệt nhất là vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của sông Hương.

Ngọn đồi nằm giữa một khúc uốn mềm mại, dịu dàng và hấp dẫn nhất của dòng sông nổi tiếng đa tình và gợi cảm này. Đây là nơi sông núi xích lại gần nhau để tạo ra một không gian sơn kỳ thủy tú. Ý nghĩa của địa danh Vọng Cảnh là như vậy.

Trên đây là bài viết “Vé máy bay giá rẻ Quảng Bình đi Huế của Vietnam Airlines, Các địa điểm du lịch trong Thành phố Huế“, Hi vọng bài viết vừa rồi của mình đã giúp các bạn bỏ túi được một số kinh nghiệm hữu ích khi săn vé máy bay đi Huế giá rẻ.

Nếu cảm thấy bài viết này hay thì đừng quên Like, Share và đánh giá 5 sao để ủng hộ chúng tôi nhé. Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những mẹo, tip hữu ích nhất về du lịch nhé!